Qùa tặng đối ngoại ngoại giao: Việt Nam tặng quà gì cho thế giới?

  • 23/07/2020 22:00
  • 1763

Qùa tặng đối ngoại ngoại giao: Việt Nam tặng quà gì cho thế giới?

Khi quan hệ quốc tế ngày càng quan trọng trong đường lối chính trị của mỗi quốc gia, quà tặng không chỉ là cách thể hiện thái độ, biểu lộ tình cảm mà còn là thông điệp ngoại giao và văn hóa..

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh: Trung Hiếu)

Gần 20 tham luận và phát biểu trong hơn ba tiếng đồng hồ cho thấy sự quan tâm của các đại biểu đối với chủ đề “quà tặng đối ngoại” của Hội thảo “Quà tặng phục vụ công tác đối ngoại của Việt Nam” do Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 2/12.  

Hơn 100 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cựu Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ và đại diện Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đại diện các Sở Ngoại vụ, Hiệp hội làng nghề, doanh nghiệp sản xuất quà tặng... đều chung một mong muốn xây dựng một quy trình, quy chuẩn về tặng phẩm đối ngoại, phát huy tối đa tính chuyên nghiệp, hiệu quả của công tác này.

Đơn giản bởi, “món quà mang đầy đủ ý nghĩa, truyền tải đúng thông điệp sẽ tạo hiệu quả đối ngoại cao nhất”, như khẳng định của ông Mai Phước Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao.

Thông điệp đằng sau một món quà

Quà tặng là một phần không thể thiếu trong quan hệ bang giao. Từ xa xưa, các quốc gia đã xem quà tặng như một phương tiện để thực hiện kế sách ngoại giao và hơn thế, trong nhiều trường hợp, còn coi đó là “độc chiêu” để đạt được những mục tiêu mà các phương thức khác không thể thực hiện được.

Quà tặng ngoại giao thậm chí được nâng lên thành văn hóa, trở thành một đặc trưng của nền ngoại giao. Đơn cử như Trung Quốc thường chọn gấu trúc làm quà tặng ngoại giao trong hơn 1.000 năm qua. Ngoại giao gấu trúc nổi tiếng nhất diễn ra năm 1972 khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon được tặng hai con gấu trúc để đánh dấu chuyến thăm lịch sử của ông tới Trung Quố

Trong chuyến thăm Nga tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tặng hai con gấu trúc Như Ý và Đình Đình cho sở thú Moscow. Động thái này được Tổng thống Putin hoan nghênh là tín hiệu thắt chặt niềm tin và tôn trọng lẫn nhau giữa hai cường quốc.

Điều nhận thấy rõ là trong thời đại ngày nay, khi quan hệ quốc tế ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối chính trị của mỗi quốc gia, quà tặng không chỉ là cách thể hiện thái độ, biểu lộ tình cảm mà còn là thông điệp ngoại giao và văn hóa.

(*) Ghi chú:
♣️ Để mua lẻ các sản phẩm Quà tặng cảm ơn người giúp đỡ mình quí khách vui lòng click vào đây >>> Click<<<

♣️ Để đặt hàng sản phẩm: Quà tặng cảm ơn đồng nghiệp, quí khách vui lòng click vào đây

>>> Click<<<

♣️ Để mua lẻ sản phẩm Quà tặng cảm ơn bác sĩ, quí khách vui lòng click vào đây >>> Click<<<

Bức bình phong "Dấu ấn thời gian" – món quà của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande, tháng 9/2016.

Đối với Việt Nam, như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh, vấn đề “tặng gì cho thế giới” đang trở nên cấp thiết, khi mà vai trò và vị thế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được nâng cao, quan hệ với các nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Hẳn chúng ta còn nhớ, trong buổi tiếp đón Tổng thống Mỹ Obama hồi tháng 5/2015, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tặng ông một chiếc hộp cách điệu hình trống đồng, bên trong là những hạt lúa giống. Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, món quà gợi nhớ về sự kiện cố Tổng thống Thomas Jefferson, người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776, mong muốn có một số hạt lúa Việt Nam đem về trồng tại trại của ông ở Virginia nhưng chưa thực hiện được…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng trao tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande bức bình phong bốn cánh mang tên "Dấu ấn thời gian" trong cuộc hội kiến vào tháng 9/2016. Món quà làm từ chất liệu gỗ sơn mài, khắc họa chân dung bốn trí thức Pháp có nhiều cống hiến cho dân tộc Việt Nam cùng các công trình kiến trúc Pháp cổ trên đất Việt...

Gần đây hơn, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tặng Công chúa kế vị Vương Quốc Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree chiếc khăn lụa tơ tằm, nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm. Chiếc khăn dài 2m, rộng 90cm là món quà đặc biệt bởi trên mặt khăn là bức tranh thiên nhiên Thụy Điển qua nét vẽ tài hoa của nữ họa sĩ Văn Dương Thành, người từng có thời gian gắn bó và am hiểu về vương quốc Bắc Âu.

Họa sĩ Văn Dương Thành đang thực hiện bức tranh lụa tặng Công chúa kế vị Vương quốc Thụy Điển.

Phát huy văn hóa “mời trầu” hiệu quả

Trong bối cảnh quà tặng đóng vai trò “miếng trầu là đầu câu chuyện” ngày càng quan trọng trong hoạt động đối ngoại, các cơ quan nhà nước Việt Nam nói chung và Cục Lễ tân Nhà nước nói riêng đã nỗ lực tìm tòi, đổi mới hình thức, cải thiện nội dung và ý nghĩa quà tặng, nhất là quà tặng của lãnh đạo cấp cao.

Theo Cục trưởng Mai Phước Dũng, “quà tặng đối ngoại của Việt Nam ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, mang giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt và góp phần truyền tải được các thông điệp giới thiệu về văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới”.

Tuy nhiên, điều bất cập là đến nay, Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào liên quan đến vấn đề quà tặng phục vụ công tác đối ngoại. Một công trình có thể giải đáp ít nhất các vấn đề như triết lý quà tặng đối ngoại của Việt Nam, đặc trưng văn hóa Việt Nam thể hiện ở quà tặng đối ngoại, giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn trong mỗi món quà hay những điều cần tránh khi tặng quà…

Chúng ta chưa có “bộ nhận diện” hay “bộ tiêu chí” để chuẩn hóa quà tặng đối ngoại hay hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý quà tặng. Mẫu mã, bao bì của quà tặng đối ngoại cũng chưa được chú trọng.

Cho nên mới có tình trạng, đoàn công tác cấp cao hay cấp sở, ban, ngành đi nước ngoài chuẩn bị quà tặng trong tình trạng “mạnh ai nấy lo”. Có những món quà mà Lãnh đạo cấp cao hay cấp thấp hơn, thậm chí là doanh nghiệp đều sử dụng để tặng đối tác. Có quốc gia thường xuyên đón các đoàn Việt Nam thì cũng thường xuyên nhận quà tặng na ná nhau, như tranh thêu, hộp cà phê, trà xanh…

Đặc biệt là việc tìm hiểu văn hóa của nước được tặng rất quan trọng, nếu không kỹ sẽ dẫn đến những câu chuyện dở mếu dở cười. Đại sứ Nguyễn Xuân Lưu kể lại câu chuyện khi công tác tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Liên Xô (cũ). Đại sứ quán ta thường tặng rượu cho lãnh đạo cấp Cục, Vụ các cơ quan có quan hệ công việc, hầu hết bạn cám ơn và nhận, tuy nhiên có trường hợp bạn xin lỗi, kiên quyết không nhận và nêu lý do “rượu là thuốc độc” không nên tặng cho đồng chí, anh em. "Do đó , việc tặng quà cần hiểu rõ đối tượng sẽ tặng và tặng quà gì cho phù hợp", vị cựu Đại sứ tại Slovakia và Pakistan nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo, Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama cho rằng cần phải quan tâm ít nhất năm điểm trong việc tặng quà, đó là chức vụ, giới tính, tôn giáo của người được tặng quà, quy định nước sở tại về việc sở hữu quà tặng và cả vấn đề thời tiết. Nhà ngoại giao kỳ cựu với 10 năm làm Đại sứ tại Việt Nam đã “bật mí” một số lưu ý khi tặng quà cho các nước Hồi giáo, như tránh quà tặng có màu đen, tranh sơn mài không nên có hình người hay một số động vật không phù hợp với văn hóa Hồi giáo…

Toàn cảnh Hội thảo "Quà tặng phục vụ công tác đối ngoại của Việt Nam". (Ảnh: Trung Hiếu)

Hội thảo cũng ghi nhận một số kinh nghiệm của các nước trong việc tặng quà. Đại sứ Saadi Salama cho biết, Palestine thường tặng nông sản đặc trưng như chà là, dầu ô liu. Trong khi đó, theo đại diện Đại sứ quán Peru, tặng phẩm của lãnh đạo Peru thường là hàng thủ công mỹ nghệ và được chia thành nhiều mức, tùy theo đối tác nhận quà. Còn Singapore thường làm quà tặng theo sự kiện, quan tâm đến sản phẩm của nhóm người yếm thế trong xã hội, chú trọng bộ nhận diện và thông điệp thường là sự sáng tạo, sức sống của giới trẻ. Quà tặng ở Nga được phân cấp rõ ràng và đối với một số cấp thì quà tặng phải trả lại cho cơ quan, nếu thích sử dụng làm của riêng thì phải trả tiền…

***

Quà của Việt Nam cho thế giới, có thể là món quà tinh thần từ hai chữ “Việt Nam” với lịch sử 4.000 năm hào hùng như đánh giá của Đại sứ Palestine Saadi Salama, hay sản vật quen thuộc như cà phê, thanh long, vải… hay tặng phẩm chuyên biệt như hộp đựng hạt lúa giống, bức bình phong, tranh lụa... Người viết bài nhớ mãi câu nói của một Đại sứ Việt Nam khi tặng quà cho đối tác ở nước ngoài, “quà tặng không quan trọng bằng cách tặng”. Với sự am hiểu và khéo léo, việc tặng quà cũng đồng nghĩa với việc nhận lại niềm vui từ nụ cười và sự cảm kích của người nhận quà. Vì vậy, giá trị của món quà không quan trọng bằng tấm lòng và sự quan tâm mà người tặng dành cho đối tác.

Tặng quà đối ngoại của Việt Nam phải chuyển tải được ba mục đích chính: thể hiện thiện chí của Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, tăng thiện cảm của phía được nhận quà; phản ánh được bản sắc của văn hóa Việt Nam, giúp người nhận hiểu sâu thêm về văn hóa Việt Nam; và chuyển tới một hay một số thông điệp mà không tiện nêu trên các văn kiện chính thức...

(GS.TSKH Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam đặt Ống cắm Bút Đa năng cho Quý Đại Biểu nhân ngày 21.6

Từ khóa tìm kiếm: quà tặng ngoại giao, quà tặng cao cấp, quà biếu đại biểu cao cấp, tin tức ngoại giao, việt nam và thế giới.

Xem thêm 1 cây chuyện dài:

Một món quà một triết lý một câu chuyện lịch sử

 

 

Bình luận